Khoảng cách bố trí đèn downlight âm trần chuẩn nhất

Ankhanggroup.com
3036 lượt xem.  
Chia sẻ
Để đảm bảo độ sáng được phân bố hiệu quả trên toàn bộ khu vực mà bạn đang chuẩn bị lắp đèn LED âm trần thì việc tính toán khoảng cách bố trí đèn downlight âm trần là 1 bước không thể thiếu trước khi lắp đèn. Tuy nhiên, nhiều gia đình, khách hàng khi chọn mua đèn âm trần không phải ai cũng biết . Bài viết sau đây sẽ chia sẻ bí quyết hướng dẫn cụ thể chi tiết cách tính toán khoảng cách bố trí đèn downlight âm trần được lắp như thế nào để mang lại nguồn sáng tốt nhất cho gia đình bạn, cùng tìm hiểu nhé!

Khoảng cách bố trí đèn downlight âm trần chuẩn nhất đang là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi chọn mua đèn led âm trần sử dụng cho gia đình. Để trả lời câu hỏi này hẳn không hề đơn giản chút nào. Bởi đèn led âm trần rất đa dạng về công suất, mỗi công suất khác nhau dẫn tới khoảng cách lắp đặt sẽ khác nhau. Hơn nữa khoảng cách lắp đặt đèn âm trần led còn phụ thuộc vào thiết kế trần nhà, cách đóng trần thạch cao, trần gỗ. Qua bài viết sau, An Khang sẽ bật mí cho bạn 6 cách tính khoảng cách bố trí đèn downlight âm trần chuẩn nhất nhé!

  1. Bố trí đèn led âm trần như thế nào?

Sau đây là một số một số kinh nghiệm sử dụng ánh sáng cơ bản trong kiến trúc mà có thể bạn chưa biết:

  • Để có độ rọi đồng đều (ánh sáng đều khắp trong phòng): Sử dụng nguồn sáng có góc quang rộng, bố trí nguồn sáng theo mạng lưới, chiếu hắt ánh sáng lên trần và tường.

  • Tạo cảm giác phòng rộng hơn: Dùng đèn có góc chiếu hẹp, chiếu thành các vệt sáng trên tường, bố trí đèn đồng đều.

  • Tạo cảm giác thư giãn: Chiếu sáng không đồng đều, nơi mạnh nơi yếu.

  • Tạo cảm giác riêng tư: Chiếu sáng không đồng đều, yếu nơi sử dụng và mạnh nơi không sử dụng.

Ngoài ra có một số khái niệm về chiếu sáng mà chúng ta nên quan tâm như: Quang thông, độ rọi, chỉ số hoàn màu …

 

Bạn nên bố trí đèn downlight ở những khoảng cách  phù hợp ở các không gian trong nhà để đem lại sự dễ chịu và thoải mái khi sử dụng

Để chọn đèn LED âm trần nói riêng và các loại đèn khác trong gia đình nói chung thì trước hết bạn cần xác định công năng của từng không gian mà bạn sử dụng, cùng tham khảo nhé:

Đối với không gian sinh hoạt chung như phòng khách, phòng ăn

Với thói quen và văn hóa của người Việt Nam thì chúng ta vẫn thường muốn căn nhà của mình thật sáng. Nhất là những khu vực sinh hoạt chung như phòng khách, phòng ăn… Điều đó hoàn toàn đúng. Chúng tôi khuyên khách hàng nên bố trí ánh sáng đồng đều trong không gian sinh hoạt chung với độ sáng đủ tiêu chuẩn.

Ở những không gian này cách tốt nhất khi sử dụng đèn âm trần là lắp đèn theo mạng lưới và sử dụng đèn có góc quang rộng. Với đèn LED âm trần thì công suất phổ thông nhất là từ 5w-7w, sử dụng đèn với khoảng cách giữa 2 đèn trung bình từ 1m đến 1,5m. Số lượng đèn và khoảng cách bố trí còn phụ thuộc vào thiết kế của trần nhà, và các loại đèn chiếu sáng khác.

Bên cạnh đèn âm trần, bạn nên sử dụng thêm đèn hắt khe trần, ánh sáng phản xạ từ trần nhà sẽ cho độ sáng hết sức đồng đều trong không gian và không gây chói mắt.

Tại những điểm nhấn của không gian như: Tranh treo tường, bình hoa, lọ gốm hay các vật dụng trang trí, bạn có thể bố trí đèn LED âm trần với góc chiếu hẹp để tập trung ánh sáng chiếu vào các điểm nhấn này. Điều này sẽ làm cho không gian nhà bạn trở nên sinh động và có chiều sâu hơn.

Đối với phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi cần sự ấm cúng, và cũng là nơi bạn thư giãn nghỉ ngơi sau một ngày làm việc. Như đã nói ở trên, để tạo cảm giác thư giãn nên sử dụng phương pháp chiếu sáng không đồng đều. Để làm được điều này chúng ta có thể sử dụng các loại đèn LED âm trần có góc chiếu hẹp, kết hợp với các loại đèn hắt nhẹ ở khe trần, hoặc các loại đèn tường không quá sáng.

Không nên chiếu sáng thẳng vào khu vực giường ngủ. Chỉ nên chiếu tập trung ánh sáng vào tranh ảnh hoặc hắt lên tường. Cũng có thể chiếu thẳng xuống sàn nhà tại khu vực không kê đồ.  Có một điểm cần chú ý, mặc dù bố trí ánh sáng không đồng đều tuy nhiên cần đảm bảo rằng không có sự chênh lệch quá lớn về độ sáng giữa các khu vực trong phòng. Vì đều này sẽ khiến mắt của bạn phải điều tiết nhiều hơn khi nhìn vào các khu vực khác nhau trong phòng. Thậm chí còn gây cảm giác chói lóa, gây khó chịu nếu mức độ chênh lệnh quá lớn mà không có vùng chuyển tiếp.

Nếu bạn là người thích ánh sáng và muốn phòng ngủ cũng phải sáng đều, điều đó vẫn không có gì sai, bạn hoàn toàn vẫn có thể áp dụng cách chiếu sáng như đối với phòng khách, miễn là nó đáp ứng được cá tính và nhu cầu của bạn.

 

 

Thiết kế đèn downlight trong phòng ngủ tạo cảm giác ấm cúng hơn

  1. Click để xem thêm triết khấu, quà tặng và khuyến mãi của đèn led.

    Công thức tính khoảng cách bố trí đèn downlight âm trần

Khoảng cách giữa 2 đèn downlight được tính bằng Chiều dài/chiều rộng của trần / số lượng đèn ước tính trên 1 hàng. Trong đó, khoảng cách tính từ tường tới đèn downlight chiếu sáng đầu tiên bằng 1 nửa khoảng cách giữa 2 đèn trên một hàng. Bạn cần có kích thước chiều dài, chiều rộng, độ cao của trần nhà.

Công thức tính khoảng cách bố trí đèn downlight âm trần  trên chỉ mang tính chất tương đối vì thực tế khi lắp đặt đèn để đánh dấu vị trí lắp đặt khoảng cách giữa các đèn downlight còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như công suất đèn, diện tích phòng rộng hay hẹp.

Do thiết kế của từng căn phòng, đồ nội thất mà các nhà kiến trúc sư hay các nhà thầu sẽ tư vấn cho bạn khoảng cách bố trí đèn downlight thích hợp nhất với tổng thể của công trình, dự án muốn lắp đặt.

  1. Click để xem thêm triết khấu, quà tặng và khuyến mãi của đèn led âm trần.

    Khoảng cách bố trí đèn downlight bạn có thể tham khảo

 

Tuỳ vào công suất của đèn mà bạn cân đo được khoảng cách đèn downlight phù hợp 

Đối với lắp đặt đèn downlight cho chiếu sáng nhà ở dân dụng, bạn có thể tham khảo các chỉ số sau:

Chiều cao của trần nhà từ 2m7 – 3m5 thì lựa chọn đèn downlight có công suất từ 6w – 9w. Khoảng cách giữa các đèn là 1m2

Chiều cao của trần nhà từ 4m – 6m thì lựa chọn đèn downlight có công suất 24w. Khoảng cách giữa các đèn 1m5 – 1m7

Chiều cao của trần nhà từ 4m – 6m thì lựa chọn đèn downlight có công suất 24w

Chiều cao của trần nhà là trên 6m thì lựa chọn đèn downlight có công suất trên 18w. Khoảng cách giữa các đèn 1m2 – 1m4

Đối với dùng đèn downlight chiếu sáng ở các văn phòng, các trung tâm thương mại, trung tâm tiệc cưới thường dùng đèn có công suất từ 12w – 18w, khoảng cách giữa các đèn với nhau là 1m. Đối với đèn downlight có công suất từ 24w thì khoảng cách giữa các đèn là 1m2 đến 1m4

Bạn cần dựa vào công suất của đèn để quyết định khoảng cách lắp đặt giữa các đèn là bao nhiêu gần hay xa để đảm bảo độ trống và độ sáng cho công trình và cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng sống và làm việc lâu dài dưới đèn.

Như vậy với những thông tin hữu ích trên có thể giúp ích cho bạn trong việc tính toán khoảng cách lắp đặt đèn led âm trần cho gia đình mình. Nếu bạn còn băn khoăn trong cách tính toán khoảng cách lắp đặt đèn âm trần hãy liên hệ ngay cho chúng tôi  nhận được vấn cụ thể hơn nhé!

 

Click để xem thêm triết khấu, quà tặng và khuyến mãi của đèn led.